Âm đạo… đông đúc hơn bạn tưởng!
Có thể bạn chưa biết, nhưng âm đạo là nơi cư trú của hàng tỷ vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Số lượng các vi sinh vật sống bên trong âm đạo nhiều hơn bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, nhiều hơn cả ruột nữa. Ngạc nhiên hơm ^^!
Và cũng giống như một “xã hội thu nhỏ”, có người tốt, người xấu, người… ba phải; thì ở âm đạo cũng có nhiều kiểu vi sinh vật khác nhau: tốt có, xấu có, và cả “trung lập”. Chúng tụ tập lại ở âm đạo, nên còn được gọi là hệ vi khuẩn âm đạo – cả một hệ thống luôn, haha :)) Hệ vi khuẩn âm đạo cân bằng, khỏe mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của “cô bé”.
Bạn có thể xem video 1 phút dưới đây tóm tắt sinh động hơn về bài viết này nhé ^^!:
Mặc dù có hàng ty tỷ vi khuẩn, và rằng âm đạo của mỗi người sẽ có sự khác nhau về số lượng các loại vi sinh vật bên trong nó, nhưng trên thực tế, ít nhất 95% hệ vi khuẩn âm đạo được tạo thành từ một chi có tên là Lactobacillus.
Đây là vi khuẩn có lợi, và để cho bạn dễ hình dung hơn, thì đây chính là vi khuẩn giúp làm lên men sữa chua, pho-mát, và nhiều loại thực phẩm khác đó ^^!
Gọi tên là Lactobacillus (hay Lactobacilli) bởi chúng tạo ra axit lactic. Hãy tưởng tượng mà xem, khi 95% số lượng vi khuẩn trong âm đạo của bạn là Lactobacillus, thì môi trường bên trong âm đạo chắc chắn cũng mang hơi axit rồi. Và chính mức độ axit này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại khác, do bình thường, các loại vi sinh vật có hại sẽ thích được sống trong môi trường kiềm với độ pH cao hơn.
Một chiếc âm đạo khỏe mạnh là khi độ pH được duy trì ở mức 3.5-4.5, đây chắc chắn không phải môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn xấu xa tới sinh sống rồi. Ngoài ra, có một sự thật thú vị, đó là độ pH ở mức 4.5 này cũng tương đương với độ pH ở rượu vang, cà chua, và bia á ^^!
Ngoài axit lactic, Lactobacillus cũng sản xuất hydrogen peroxide và các chất khác, giúp ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn và nấm men gây hại. Bất cứ điều gì làm đảo lộn sự cân bằng mỏng manh của hệ vi sinh vật bên trong âm đạo đều sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển quá mức và gây ra các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vậy khi nào thì các vi khuẩn xấu có thể xâm nhập và phát triền ồ ạt, làm ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn tốt bên trong âm đạo?
Có nhiều lý do, ví dụ như: “làm chuyện í”, sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có mùi thơm, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống nhiều đường, hay thậm chí là căng thẳng… cũng được coi là những tác nhân tiềm ẩn. Nếu hệ vi sinh vật âm đạo bị gián đoạn và nồng độ pH trong âm đạo vượt quá 4.5, nó sẽ trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho các bệnh nhiễm trùng như:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) – BV là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở lứa tuổi 15-44, cứ ba người có âm đạo thì có một người mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó trong đời.
- Nhiễm trùng nấm men (Nấm Candida): do các loại nấm men không thân thiện từ họ Candida gây ra.
Và có thể các nguy cơ khác nữa. She Talks sẽ nói kỹ hơn trong một bài post khác nha ^^!
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu về cơ thể của mình hơn một chút, và sáng suốt hơn trong các lựa chọn vệ sinh cho “cô bé”. Bởi như bạn thấy đó, việc thụt rửa là hoàn toàn không được làm, vì nó sẽ làm rửa trôi các loại vi khuẩn có lợi, làm ảnh hưởng tới môi trường cân bằng bên trong âm đạo. Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch vệ sinh cũng không hoàn toàn cần thiết. Hoặc nếu có, thì hãy xem xét thật kỹ, sử dụng sản phẩm không mùi, và có mức độ dịu nhẹ, đảm bảo không làm ảnh hưởng tới độ pH bên trong cơ thể nha ^^!
Yêu thương,
Hà Phạm